Truyền nhiễm

Thứ 3 ngày 31 tháng 03 năm 2020Lượt xem: 23120

TOÀN CẢNH dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.


31/3/2020. Ca tử vong vì CoViD-19 ở Mỹ vượt 3000 người...

Theo thống kê của Đại học Johns Hopskin, Mỹ ghi nhận 19.988 ca nhiễm mới và 565 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 163.479 và 3.148, trong khi 5.506 người đã hồi phục. Tỷ lệ tử vong ở Mỹ khoảng 1,9%, thấp hơn mức trung bình 4,8% toàn cầu.

Một điểm đáng ghi nhận là biện pháp "cách ly tại nhà" gần như nhận được sự đồng thuận của các nước trong đó có Mỹ - đó là điểm đáng ghi nhận trong công tác phòng dịch, giúp tạm thời ngăn chặn sự lây lan nhanh của CoViD-19.

Hy vọng, các nước sẽ sớm vượt qua cơn "sóng thần CoViD-19" ...

ktk@vn


28/3/2020. "GIỚI NGHIÊM"!

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nếu kiên trì các biện pháp chống dịch hiện nay, Việt Nam sẽ không rơi vào kịch bản tăng đến 1.000 bệnh nhân Covid.

Phó thủ tướng nêu quan điểm trên tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), sáng 27/3. Ông phân tích, thống kê trên thế giới cho thấy, thời gian trung bình để số ca nhiễm nCoV tăng từ 100 lên 1.000 là 9 ngày (riêng Nhật Bản là 28 ngày). Nếu suy luận tương tự, ngày 22/3, Việt Nam ghi nhận 100 ca nhiễm mới, đến 31/3 khả năng lên 1.000 ca nhiễm.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng khẳng định sẽ không có 1.000 ca nhiễm vào thời điểm đó, vì "chúng ta có các giải pháp của Việt Nam và đến giờ phút này, các giải pháp đó là rất hiệu quả".

"Chúng ta đã và đang kiểm soát tốt các ổ dịch, thậm chí tiếp cận những ổ dịch tiềm năng để khoanh vùng, dập dịch ngay", ông nói.

VnExpress


26/3/2020. Chính quyền dừng hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong ít nhất hai tuần tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp Thường trực Chính phủ.

VnExpress


18/3/2020. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khuyến cáo người dân "cố gắng ở nhà". Tổng thống Mỹ, Donald Trump nói: "Tôi coi mình như một tổng thống thời chiến. Chúng ta đang chiến đấu trong một cuộc chiến, tình hình rất khó khăn".

Bác sĩ châu Âu đang lặp lại sai lầm Vũ Hán. Thiếu đồ bảo hộ khiến nhân viên y tế bị lây nhiễm chéo dẫn đến tử vong, các chuyên gia lo ngại châu Âu đang lặp lại sai lầm này của Vũ Hán.

Hồi tháng giêng khi dịch mới bùng phát, hàng nghìn bác sĩ Trung Quốc mắc bệnh vì không hiểu biết đầy đủ về nCoV và thiếu đồ bảo hộ. Ít nhất 46 y bác sĩ tử vong.

Kịch bản tương tự có nguy cơ xảy ra ở châu Âu?

VnExpress

-----------------------------------------------------

* VIỆT NAM: Tình hình đang RẤT CĂNG THẲNG!?

ktk@vn


11/3/2020. Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo tổ chức này đánh giá Covid-19 là ĐẠI DỊCH.

"Chúng tôi lo ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan, tính chất nghiêm trọng của dịch lẫn sự thờ ơ đáng báo động của nhiều bên. Do đó, chúng tôi đưa ra đánh giá rằng Covid-19 có thể được coi là đại dịch", Tedros nói trong cuộc họp báo ở Thụy Sĩ hôm nay. 

ktk@vn


08/3/2020. Cas dương tính tại Việt Nam tăng vọt.

  • Việt Nam: 30 trường hợp nhiễm COVID-19.

Số ca nhiễm tại Việt Nam hiện nay gồm có:

- 01 phụ nữ, 26 tuổi, tại Hà Nội đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội ngày 2/3/2020 (Bệnh nhân 17).
- 01 nam giới, 27 tuổi, quê Thái Bình đến Daegu (Hàn Quốc) và trở về Việt Nam ngày 4/3/2020 (Bệnh nhân 18).
- 02 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 17 đã xác định nhiễm COVID-19 ngày 6/3 (Bệnh nhân 19, bệnh nhân 20).

- 01 nam giới, 61 tuổi ở Hà Nội, là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với bệnh nhân 17 (Bệnh nhân 21).

09 người là hành khách nước ngoài bay trên chuyến bay với bệnh nhân 17 từ Anh về Việt Nam (Bệnh nhân 22-30).

Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01); Hà Nội (04); Ninh Bình (01); Quảng Ninh (04); Lào Cai (02); Đà Nẵng (02); Huế (01).

Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 2.138 trường hợp.

Cục y tế dự phòng - Bộ y tế Việt Nam


06/3/2020. Cas dương tính thứ 17 trong cộng đồng: không chủ động khai báo trước khi tiếp xúc với nhiều người ...

Tâm lý căng thẳng quay lại ...

Hy vọng, mọi người thực sự bình tĩnh, luôn luôn có ý thức PHÒNG BỆNH ...

ktk@vn


04/3/2020. WHO: Tỷ lệ tử vong do Covid-19 là 3,4%.

Họp báo tại trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3/3, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tỷ lệ 3,4% bệnh nhân Covid-19 tử vong được tính chung toàn cầu. Ông so sánh với cúm mùa thông thường giết chết ít hơn 1% bệnh nhân.

Tuần trước, WHO tuyên bố tỷ lệ tử vong do Covid-19 dao động từ 0,7% đến 4%, tùy thuộc chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe nơi điều trị. Khi dịch mới bùng phát, các nhà khoa học ước tính tỷ lệ này là 2,3%.

CNBC


03/3/2020. Viện Hàn lâm Việt Nam tạo thành công kit thử nCoV.

Bộ sinh phẩm sử dụng công nghệ sinh học phân tử cho kết quả trong 80 phút, so sánh với bộ kit WHO đang sử dụng chẩn đoán nCoV cho độ nhạy tương đương.

VnExpress


29/02/2020. 05 giờ 00 phút: WHO Cảnh báo lây nhiễm toàn cầu với dịch COVID-19 lên mức "rất cao".

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm toàn cầu đối với dịch COVID-19 lên mức "rất cao" sau khi ghi nhận dịch bệnh tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tuyên bố được Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong cuộc họp báo tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 28/2.

WHO


26/02/2020. 19 giờ 40 phút: Cả thế giới lo lắng vì dịch bệnh lây lan.

Tại Iran, sự bùng phát của các ca lây nhiễm virus corona (Covid-19) đã làm nảy sinh những lo ngại về một căn bệnh truyền nhiễm khắp Trung Đông. Tại Italia, một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu, các quan chức đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh làm tê liệt trung tâm tài chính Milan. Và tại New York, London và Tokyo, các thị trường tài chính đã lao dốc do lo ngại dợt dịch sẽ làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.

Từ châu Á, châu Âu tới Bắc Mỹ, sự lây lan chết người của virus corona đã gia tăng từ đầu tuần này, đặt thêm gánh nặng lên thế giới vốn đang vật lộn với các cuộc chiến thương mại, chính trị dân túy và xung đột giáo phái.

Không trừ một ai, dịch corona đang ảnh hưởng tới cả các quốc gia cởi mở và khép kín, các nền dân chủ và chuyên chế, các quốc gia phát triển và các vùng chiến sự. Điều đó khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên càng khó khăn hơn.

dantri

-----------------------------------------------------

* 05 giờ 50 phút: Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) trên thế giới cụ thể như sau:

  • Thế giới: 80.415 người mắc, 2.710 người tử vong, trong đó:
  • Việt Nam16 người dương tính với COVID-19, điều trị khỏi: 16 trường hợp.

21/02/2020. 16 giờ 40 phút: Trung Quốc xuất hiện ca tái nhiễm virus corona sau khi được chữa khỏi.

Reuters dẫn thông báo ngày 21/2 của trung tâm y tế lâm sàng công cộng thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đưa tin, một bệnh nhân từng được chữa khỏi virus corona tại địa phương này đã phải nhập viện trở lại vì tái nhiễm bệnh. Bệnh nhân này trước đó đã được xuất viện sau khi hết mầm bệnh Covid-19 và được cho cách ly tại nhà. Người này đã bị nhiễm bệnh trở lại mặc dù thời gian cách ly vẫn chưa kết thúc. Cơ quan trên cho hay các ca tái nhiễm bệnh tương tự cũng xuất hiện tại những khu vực khác ở Trung Quốc. 

Trước đó, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cảnh báo rằng các bệnh nhân đã khỏi bệnh nên tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, đeo khẩu trang và giảm thiểu các hoạt động ngoài trời sau khi xuất viện vì có thể bị nhiễm các mầm bệnh khác.

Trả lời tạp chí Southern People Weekly, ông Zhao Jianping, một chuyên gia hàng đầu về bệnh hô hấp và đang đứng đầu một nhóm chuyên gia đang hỗ trợ công tác chống virus corona (Covid-19) ở Hồ Bắc cho biết Trung Quốc đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhân bình phục vẫn có dấu hiệu của virus corona thông qua các xét nghiệm.

Các trường hợp tương tự cũng xảy ra tại Canada, khi dịch mũi và họng của một cặp đôi bình phục sau khi nhiễm corona cho thấy họ vẫn có dấu hiệu của virus. Ông Zhao cảnh báo rằng các bệnh nhân đã bình phục vẫn có thể làm lây nhiễm virus corona.

-----------------------------------------------------

* 00 giờ 30 phút: Tổng giám đốc WHO: Số ca nhiễm corona trên thế giới có thể vượt Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 20-2, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc số lượng ca nhiễm mới tại Trung Quốc sụt giảm là điều đáng mừng nhưng vẫn còn quá sớm để biết chắc xu hướng này sẽ không thay đổi. "Chúng ta được khích lệ nhờ xu hướng này nhưng đây không phải là lúc để tự mãn", ông nói.

Tổng giám đốc WHO lưu ý, tuy số lượng ca nhiễm SARS-CoV-2 ở phần còn lại của thế giới hiện thấp hơn so với Trung Quốc nhưng "điều này có thể không duy trì quá lâu". Về việc phát hiện các ổ bệnh ở Hàn Quốc, ông Tedros cho biết số ca nhiễm tại quốc gia này "thực sự có thể quản lý", đồng thời hi vọng Hàn Quốc sẽ ngăn bùng phát dịch ngay ở "giai đoạn sớm".

Tuoitre


17/02/2020. 18 giờ 15 phút: Đxuất lùi kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7.

TPHCM: Học kỳ II sẽ diễn ra từ tháng 4 đến tháng 7, lịch thi THPT quốc gia được lùi lại đến cuối tháng 7, theo dự thảo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày 17/2. Sở Giáo dục và Đào tạo trình Thường trực UBND TP HCM dự thảo kiến nghị cho phép học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghỉ học hết tháng 3; điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020. Tiếp đó, thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hiện tại, 63 địa phương tiếp tục cho học sinh nghỉ phòng dịch, trong đó 8 địa phương cho nghỉ thêm một tuần đến 23/2, 55 tỉnh thành cho nghỉ hết tháng 2. Trước đó các em đã nghỉ 7-16 ngày dịp Tết Canh Tý. Đây là lần đầu tiên học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học kéo dài.

vnexpress


12/02/2020. 20 giờ 00 phút: Vĩnh Phúc cô lập vùng dịch.

Nhà chức trách lập 8 chốt kiểm soát, hạn chế người ra vào ổ dịch ở xã Sơn Lôi (Bình Xuyên) trong 14 ngày, bắt đầu từ 13/2.

Đây là một trong những "biện pháp mạnh hơn" của chính quyền, hạn chế tối đa người ra vào để ngăn chặn dịch viêm phổi cấp do nCoV lan rộng, sau khi một bé 3 tháng tuổi bị lây chéo.

Vnexpress


11/02/2020. 22 giờ 50 phút: WHO công bố tên chính thức của dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra là "Covid-19".

"Chúng tôi đã đặt tên cho dịch bệnh, đó là Covid-19", giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ hôm nay. Ông giải thích rằng "co" là viết tắt của corona, "vi" là virus và "d" là dịch bệnh (disease).

AFP


07/02/2020.  11 giờ 40 phút: Bộ Y tế thông tin: Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới.

Đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng chống loại virus này trong tương lai và cũng giúp cho việc đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn. Bộ Y tế cho biết đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn đảm bảo cung ứng đủ sinh phẩm cho việc xét nghiệm.

dantri

-----------------------------------------------------

* 02 giờ 00 phút: Bệnh viện Trung ương Vũ Hán xác nhận bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo virus corona, đã qua đời, vài giờ sau khi phủ nhận thông tin này.

 

Lý Văn Lượng ngày 30/12/2019 gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện trên WeChat gồm 150 bác sĩ là bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus mà anh cho là giống SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), dịch khởi phát ở Trung Quốc năm 2002 khiến khoảng 800 người thiệt mạng trên toàn thế giới. Tin nhắn của Lý thu hút sự chú ý của giới chức sau khi một người trong nhóm đăng ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện lên mạng. 7 bác sĩ khác sau đó chia sẻ những tin nhắn tương tự trên ba nhóm trò chuyện. Ngay đêm 30/12/2019, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán triệu tập Lý, yêu cầu được biết lý do anh chia sẻ thông tin. Ngày 3/1, cảnh sát Vũ Hán mời Lý đến làm việc, buộc anh ký biên bản với nội dung "phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội". Lý ngày 8/1 khám cho một nữ bệnh nhân nhiễm nCoV. Anh bị ho hai ngày sau đó và đến ngày 30/1 được xác định nhiễm virus.

Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 28/1 đăng bài bình luận trên mạng xã hội chỉ trích việc giới chức Vũ Hán khiển trách Lý và các bác sĩ khác vì lan truyền "tin đồn". "Nếu công chúng lắng nghe 'tin đồn' này vào thời điểm đó và áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang, khử trùng nghiêm ngặt và tránh đến chợ bán động vật hoang dã thì chúng ta đã có thể ngăn ngừa và kiểm soát lây lan virus tốt hơn", bài bình luận có đoạn viết.

vnexpress


06/02/2020. Bệnh nhân hồi phục sau khi mắc virus corona kể lại nhật ký 16 ngày hoảng loạn: "Tôi đã sống sót thành công qua đại dịch, các bạn cũng có thể"?

 


03/02/2020. 00 giờ 30 phút: Kết hợp thuốc HIV và cúm để khắc chế virus corona?

Bộ Y tế Thái Lan công bố đã dùng thuốc kháng HIV kết hợp thuốc chữa cúm, điều trị thành công bệnh nhân viêm phổi nCoV. Bệnh nhân 71 tuổi người Trung Quốc, mắc viêm phổi do chủng virus corona mới, đã có kết quả âm tính với nCoV chỉ sau 48 giờ điều trị bằng phác đồ pha trộn trên, giới chức cho biết ngày 2/2.

Bác sĩ Kriengsak Attipornwanich, người tham gia điều trị, cho biết: "Từ tình trạng kiệt sức trước đó, bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường sau 12 giờ. Và sau 48 giờ, kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV đã chuyển sang âm tính".

Các bác sĩ kết hợp thuốc trị cúm Oseltamivir với thuốc chống HIV gồm Lopinavir, Ritonavir để điều trị cho bệnh nhân. Hiện Bộ y tế Thái Lan tiếp tục nghiên cứu thêm về hiệu quả của hỗn hợp thuốc này trong điều trị virus corona chủng mới.

Đến nay, Thái Lan đã phát hiện 19 trường hợp nhiễm nCoV, phần lớn là du khách từ Trung Quốc đến Thái Lan. Một tài xế người Thái Lan bị lây bệnh ngày 30/1. Hiện 8 bệnh nhân đã hồi phục và trở về nhà, 11 bệnh nhân vẫn nằm viện.

vnexpress


31/01/2020. 6 giờ 00 phút: Rạng sáng 31/01/2020 (theo giờ Việt Nam), Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã công bố nCoV: Dịch bệnh mang tính chất toàn cầu ...

https://www.who.int/news-room/detail/30-01-2020-statement-on-the-second-meeting-of-the-international-health-regulations-(2005)-emergency-committee-regarding-the-outbreak-of-novel-coronavirus-(2019-ncov)

ktk@vn


29/01/2020. Trường hợp hai cha con người Trung Quốc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM đã lên tạp chí The New England Journal of Medicine, với bài viết của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP HCM. Đây là tạp chí y khoa lớn và rất nổi tiếng trên thế giới.

Please click link download:  Importation and Human to Human Transmission of a Novel Coronavirus in Vietnam - ktk@vn

ktk@vn


28/01/2020. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận mắc sai sót trong bản đánh giá nguy cơ toàn cầu của virus corona tại Trung Quốc, khẳng định mức độ nguy hiểm ở “mức cao” chứ không chỉ là “vừa phải”.

Trong báo cáo xuất bản vào cuối ngày 26/1 để đánh giá về nguy cơ toàn cầu của virus corona, WHO, tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cho biết nguy cơ này đang ở mức “rất cao ở Trung Quốc, cao ở cấp độ khu vực và cao ở cấp độ toàn cầu”. Trong ghi chú cuối thông báo, WHO giải thích đã đánh giá “sai” trong các báo cáo được đưa ra trước đó vào ngày 23, 24 và 25/1 khi cho rằng nguy cơ toàn cầu của virus corona chỉ ở mức “vừa phải”. Người phát ngôn WHO Fadela Chaib cho biết đây chỉ là “sai sót về từ ngữ”. Khi được hỏi về việc phân loại nguy cơ, WHO cho biết đây là bản "đánh giá nguy cơ toàn cầu, tính đến mức độ nghiêm trọng, sự lây lan và khả năng ứng phó”.

WHO ngày 23/1 không tuyên bố bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, một khái niệm hiếm hoi chỉ dùng cho những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất và cần có sự phối hợp hành động của toàn cầu.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 23/1 cho biết dịch viêm phổi “là tình trạng khẩn cấp tại Trung Quốc, nhưng vẫn chưa trở thành tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”.

dantri


27/01/2020. Số người chết vì vi rút corona mới nCoV tại Trung Quốc đã tăng lên 80 trong khi số lượng ca nhiễm dịch viêm phổi lạ đã tăng lên gần 2.800 trường hợp.

RT đưa tin, số lượng người chết vì vi rút corona mới tính đến ngày 27/1 đã tăng lên 80 với hàng trăm ca nhiễm mới được phát hiện.

Trong bối cảnh đó, các quan chức y tế Mỹ cũng xác nhận các vụ nhiễm vi rút corona mới tại Los Angeles, bang California và bang Arizona. Như vậy, Mỹ đã phát hiện 5 trường hợp nhiễm vi rút corona mới.

Từ hôm qua tới hôm nay, đã có thêm 24 trường hợp thiệt mạng ở tỉnh Hồ Bắc, nơi được coi là tâm của dịch bệnh. Tổng cộng, đã có gần 2.800 ca nhiễm vi rút viêm phổi lạ được xác nhận.

Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Ma Xiaowei ngày 26/1 cũng xác nhận rằng vi rút corona mới có thể lây lan trước khi người mang mầm bệnh có triệu chứng. Thông tin này khiến các chuyên gia y tế thế giới càng lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh.

Bác sĩ William Schaffner, cố vấn cho trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ, cho rằng thông tin trên có nghĩa là vi rút corona mới “dễ lây lan hơn chúng ta tưởng tượng”. 

Hiện thời, chưa có vắc xin cho vi rút corona mới. Vi rút này được mô tả là cùng chủng với vi rút SARS, mầm bệnh đã khiến hàng trăm người chết ở Trung Quốc và Hong Kong năm 2002 - 2003.

dantri


25/01/2020. Trung Quốc đã xác nhận 1.287 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm coronavirus, trong khi số người chết vì virus này đã tăng lên 41 người. Đây là thông tin của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố sáng 25/1.

 

Virus nCoV xuất hiện ở thành phố Vũ Hán miền trung Trung Quốc  vào cuối năm ngoái và đã lan ra nhiều  thành phố của Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải, cùng nhiều quốc gia khác  như Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản… Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch bệnh. Tính đến thời điểm này, bệnh viêm phổi do chủng corona virus mới  đã gây ra cái chết của  41 người và làm ít nhất 1.287 người nhiễm bệnh, Trung Quốc đã ban tình trạng  hạn chế đối với 13 thành phố, trong đó có 12 ở tỉnh Hồ Bắc - trung tâm của sự bùng nổ dịch bệnh.

Tại Trung Quốc, bệnh đã ảnh hưởng tới ít nhất 40 triệu người, một số thành phố  đã  đình chỉ giao thông công cộng trong bối cảnh lo ngại dịch lây lan khi cuộc di cư mùa xuân ở Trung Quốc diễn ra, hàng trăm triệu người đang du xuân hoặc về nhà ăn Tết. Một số địa điểm du lịch ở Bắc Kinh, Thượng Hải đã bị đóng cửa.

Phát ngôn viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tarik Jasarevic dự báo, các trường hợp nhiễm corona virus ở Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng, còn quá sớm để đưa ra mức độ nghiêm trọng của virus trên toàn cầu.

suckhoedoisong


Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc là thành phố lớn thứ bảy ở Trung Quốc, với dân số hơn 11 triệu người. Nơi đây là một trung tâm giao thông lớn của đất nước, và Trung tâm đường sắt Vũ Hán là một trong 4 trung tâm đường sắt quan trọng nhất Trung Quốc. Thành phố nằm cách khoảng 700 dặm (1.120 km) về phía Nam của Bắc Kinh, 500 dặm (800 km) về phía Tây của Thượng Hải và 600 dặm (960 km) về phía Bắc của Hồng Kông. Các chuyến bay thẳng từ Vũ Hán cũng kết nối với các thành phố lớn của châu Âu và Bắc Mĩ: sáu chuyến mỗi tuần đến Paris, ba chuyến hàng tuần đến Luân Đôn và năm chuyến hàng tuần đến Roma.

Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do 2019-nCoV đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.

wikipedia.org


 Mời xem thêm ==>

1. Bản tin cập nhật tình hình Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV - Phần 1      | Phần 2      | Phần 3      | Phần 4      | Phần 5.