TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Thứ 6 ngày 19 tháng 03 năm 2021Lượt xem: 12873
# CẬP NHẬT: Khung giờ vàng (0 - 4,5 giờ) trong Nhồi máu não: Nên làm gì ... ?
" Nghiên cứu Mr.CLEAN NO IV: Lời khẳng định cho điều trị bắc cầu rtPA tĩnh mạch - lấy huyết khối bằng dụng cụ, đối với BN đột quỵ cấp trong cửa sổ 0-4.5 giờ ! "
" Trong các thử nghiệm LS về lấy huyết khối dụng cụ cơ học công bố vào 2015, Mr. CLEAN được xem là NC quan trọng bậc nhất. Sau khi Mr CLEAN công bố, hàng loạt các thử nghiệm khác phải dừng lại sớm, để mở đầu cho kỷ nguyên mới trị điều trị ĐQ cấp với điều trị can thiệp lấy huyết khối. Tuy nhiên, lại xảy ra một tranh cãi: liệu chúng ta có nên bỏ qua rtPA TM cho các BN tắc ĐM lớn hay không? Dù trên thực tế, có đến trên 80% các BN được điều trị bắc cầu trong các thử nghiệm trên !!!. Ở VN, Hội Đột Quỵ TPHCM đã tổ chức một buổi tranh luận nhỏ về đề tài này. Trong năm 2020, cũng đã có 2 thử nghiệm “DIRECT-MT” (China) và “SKIP” (Japan) về chủ đề này, tuy nhiên khiếm khuyết về chất lượng và thiết kế của 2 thử nghiệm này, đã không thể đưa ra được câu trả lời cuối cùng. Vì vậy, “Mr.CLEAN NO IV” được xem là “Hot” nhất tại hội nghị Đột Qụy Quốc Tế tại Hoa Kỳ 2021 đang diễn ra.
Khác với 2 thử nghiệm trước, “Mr.CLEAN NO IV” được tiến hành tại Châu Âu và đưa ra tiêu chí kết quả chính là “Superiority” thay vì “Non Inferiority”, nhằm chứng minh giả định: ĐT lấy huyết khối trực tiếp VƯỢT TRỘI về mặt hiệu quả so với ĐT bắc cầu rtPA+ lấy huyết khối (?). Kết quả “Mr.CLEAN NO IV” vừa được công bố bởi nghiên cứu viên chính, Yvo Roos cách đây vài giờ.
Không quá bất ngờ đối với tôi, “Mr.CLEAN NO IV” KHÔNG ghi nhận sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 nhóm, tỷ lệ BN phục hồi tốt (mRS 0-2) tại thời điểm 3 tháng: 49,1% ở nhóm lấy huyết khối trực tiếp vs 51,1% ở nhóm điều trị bắc cầu. Ngoài ra, cũng KHÔNG có sự khác biệt về biến cố xuất huyết giữa 2 nhóm".
Mặc dù, thử nghiệm “DIRECT-SAFE” đang được tiến hành tại một số nước (trong đó có Việt Nam) và “SWITF DIRECT” cũng chuẩn bị công bố, nhưng với tôi câu trả lời đã có: Nên bắt đầu rtPA TM càng sớm càng tốt cho tất cả các BN đột quỵ đủ điều kiện, trong cửa sổ 0-4,5 giờ và khởi động ekip can thiệp ngay khi BN có bằng chứng tắc ĐM lớn. Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể gọi cho BS can thiệp trước khi có kết quả chụp mạch máu CTA (nếu dự kiến sẽ mất nhiều thời gian), khi lâm sàng nhiều khả năng BN đã bị tắc ĐM lớn (Xoay mắt xoay đầu, NIHSS cao, rung nhĩ…). Đừng để yếu tố tắc hay không tắc ĐM lớn làm trì hoãn quyết định rtPA của bạn khi BN đủ điều kiện.
Đó cũng là nội dung của AHA Guidelines 2018 và cũng sẽ không thay đổi tại thời điểm này, 2021./. "
---
Nguồn: Facebook Thang Nguyen
Is There a Need for tPA Before Thrombectomy in Stroke?
Tin xem nhiều nhất
-
Ngày 09/02/2018
ĐIỆN CƠ là gì ...
-
Ngày 13/02/2018
Điều trị Co thắt mi mắt (Blepharospasm)?
-
Ngày 01/03/2018
Điều trị co cứng cơ sau Đột quỵ não.
-
Ngày 26/05/2018
Điều trị Co thắt nửa mặt (Hemifacial spasm)?
-
Ngày 05/04/2020
Liệt dây thần kinh số VII.
-
Ngày 05/10/2021
Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống.